LỄ HỘI - LÀNG NGHỀ
XÃ MỸ TÀI - MỘT LÀNG NGHỀ TRUYỀN
THỐNG TRÊN ĐÀ KHỞI SẮC
Xã Mỹ Tài huyện Phù Mỹ là
một vùng quê nơi có nhiều những ngành nghề truyền thống như: nghề nung đồ gốm
ở thôn Vĩnh Lý, làng nghề đan đác tập trung ở thôn Vĩnh lý, Vĩnh Nhơn đang được
gìn giữ và phát triển. Trong đó Làng nghề tráng bánh mì chà ở thôn Mỹ Hội 1
đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống tại Quyết
định số 131/2005/QĐ-UBND ngày 13/12/2005. Những làng nghề truyền thống này đã
góp phần xóa đói giảm nghèo cải thiện và nâng cao đời sống cho nhân dân, giải
quyết việc làm cho hàng ngàn con người đang sinh sống, họ gắn bó với nghề,
giữ nghề như họ đã từng gan góc bám trụ ở lại giữ quê hương nuôi giấu cán bộ
trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.
Ai có dịp về với quê hương Mỹ Tài huyện Phù Mỹ
dù chỉ một lần, chắc hẳn không thể nào quên nơi có một vùng quê yêntĩnh, hiền
hòa, người dân mộc mạc, giản dị và hiếu khách, sống chủ yếu bằng sản xuất
nông nghiệp, với 2 loại cây trồng chính là cây lúa và cây mì. Diện tích lúa
450ha, cây mì 650ha. Do đặc thù của một xã có nhiều gò đồi, đất cát bạc màu,
phần lớn diện tích thiếu nước tưới, sau ngày đất nước ta hoàn toàn giải phóngtoàn
xã bắt tay vào xây dựng công trình thủy lợi, nhưng điều kiện địa hình không
cho phép vì vậy việc xây dựng được một công trình thủy lợi có đủ dung tích
tưới cho cả xã là một điều rất khó thực hiện.
Năng suất cây lúa thấp, đối với vùng đất “chưa
mưa đãthắm” việc phát triển trồng cây mì đối với vùng đất này là phù
hợp nhất, vì vậy cây mì có tầm quan trọng rất lớn đối với đời sống của bà con
trong toàn xã. Đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ
thì sản phẩm từ cây mì là cực kỳ quan trọng đối với quân và dân ta, trong đó
Bánh tráng mì chà không thể thiếu trong những bữa ăn của bộ đội và Du kích xã
“Khen thay con gái Mỹ Tài, nấu một lon gạo nồi hai cũng đầy” hay “ Tiếng đồn
Mỹ Hội có tài, nấu một lon gạo nồi hai cũng đầy”.
Vậy Bánh tráng mì chà có từ bao giờ, mấy ai còn
nhớ được cụ thể. Chỉ nghe những người lớn tuổi trong làng kể lại rằng: Trước
đây đời sống đói khổ, nên nhà nhà đều trồng mì, chủ yếu để sử dụng trong gia
đình, với hình thức ban đầu là băm nhỏ ngâm tươi luộc chín ăn hoặc xắtlát
phơi khô sau đó đem ngâm rồi nấu chín. Nhưng với tính cần cù sáng tạo nhằm
cải tiến sản phẩm, họ dùng tấm sắt đục nhiều lỗ nhỏ và mài củ mì tươi ép vắt ra
tinh bột (ngày nay dùng máy xay củ tươi) cũng từ đó nảy sinh ra nghề tráng
bánh mì chà và làm bún số 8, và con cháu gìn giữ lưu truyền đến mãi tận bây
giờ.
Nhìn lại một chặn đường khá dài trong những năm
đầu sau ngày đất nước được thống nhất, hưởng ứng cuộc phát động “Toàn dân
hăng hái tăng gia sản xuất” “mỗi đầu người trồng 300 gốc mì” đã góp phần đáng
kể trong việc giải quyết thiếu lương thực của xã Mỹ Tài nói riêng và của
huyện Phù Mỹ nói chung.
Trong giai đoạn hiện nay hầu hết đời sống của
bà con nhân dân đã được ổn định và từng bước phát triển, cây lúa đã đáp ứng
đủ về lương thực, các ngành nghề khác cũng phát triển đáng kể, nhưng nghề
tráng bánh nói chung và nghề tráng bánh mì chà nói riêng là không thể thiếu
đối với bà con nhân dân, nhất là của làng nghề tráng bánh mì ở thôn Mỹ Hội 1
xã Mỹ Tài huyện Phù Mỹ. Với diện tích đất trồng mì lớn hơn đất trồng lúa,
hiện nay chưa có loại cây trồng nào thay thế được cho vùng đất cát này. Mặt
khác sản phẩmmì tươi hiện nay thấp, tuy đã có Nhà máy chế biến tinh bột sắn
gần kề xã nhưng việc thu mua của nhà máy giákhông cao nên người nông dân
trồng mì chưa mặn mà với Nhà máy. Trong khi đó nghề tráng bánh mì lại có nhiều
ưu điểm: Vừa tận dụng sản phẩm sẵn có ở địa phương, công việc nhẹ nhàn, sản
phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, thu nhập từ việc bán bánh tương đối
khá cao so với ngày công lao động hiện tại, giải quyết được việc làm cho số
lao động nông nhàn sau mùa vụ chính.
Phát huy thế mạnh sẵn có, nghề tráng bánh mì
chà ở làng nghề Mỹ HộiI không những đứng vững mà còn phát triển đáng kể cả về
số hộ sản xuất và số lượng sản phẩm làm ra.
Tính từ năm 1995 trở về trước toàn xãchỉ có
trên 100 hộ sản xuất thì riêng thôn Mỹ Hội Iđã có 40 hộ và đến nay đã có trên
80/208 hộ của toàn thôn làm nghề tráng bánh mì chà, hàng năm đưa ra thị
trường tiêu thụ trên 7 ngàn thiên bánh (trên 7 triệu chiếc bánh) và chiếc
bánh mì chàđã được nhiều nơi gần xa biết đến.
Một tin vui cho bà con ở làng nghề Mỹ Hội I.
Vừa qua tại Hội chợ “Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2010” được tổ chức tại
thành phố biển QuyNhơn tỉnh Bình Định, tại gian hàng giới thiệu sản phẩm của
Cơ sở Ngọc Hương ngoài những sản phẩm như: Rượu Bàuđá, bánh tráng trên lưng
ngựa, bánh tráng mì chà của làng nghề Mỹ Hội Icũng có mặt và được đông đảo
người dân tham gia hội chợ mua với số lượng lớn với giá tương đối cao, sản
phẩm tiêu thụ tại hội chợ trên 150 hộp (mỗi hộp 20 chiếc bánh) như vậy rồi
đây sẽ càng được nhiều người biết đến và trong tương lai sẽ có nhiều Hợp đồng
bao tiêu sản phẩm bánh tráng mì chà cho bà con ở làng nghề thôn Mỹ Hội I xã
Mỹ Tài huyện Phù Mỹ.
Đây là một hướng đi đúng, phù hợp với định
hướng phát triển của địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo, và cũng là một
biện pháp tối ưu để khắc phục tình trạng trong việc đầu ra cho sản phẩm từ
cây mì và cũng là điều mà chính quyền địa phương và lãnh đạo UBND huyện Phù
Mỹ luôn quan tâm trăn trở.
Nhưng để làng nghề phát triển bền vững, người
dân yên tâm với nghề, giữ nghề thìChính quyền địa phương xã Mỹ Tài, lãnh đạo
UBND huyện Phù Mỹ và các ngành chức năng của tỉnh Bình Định cần quan tâm hơn
nữa, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cho làng nghề như:Đầu tư xây dựng
đường giao thông nội bộ trong làng nghề, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt,
đào tạo nghề, truyền nghề. Đồng thời phải tạo cho được thương hiệu, đăng ký
sản phẩm độc quyền, kiểu dáng bao bì (logo) cho sản phẩm để bánh tráng mì chà
ngày một vươn xa không những thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài,
góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn nhất là trong giai đoạn hiện nay thời
kỳ CNH-HĐH nông nghiệp nông thôn./.
Thanh Toàn BQLCCCN-LN Phù Mỹ
|
|
Phù Mỹ Của Tôi 1996
Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013
LỄ HỘI - LÀNG NGHỀ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét